Kính thưa các thầy (cô)
giáo!
Trong buổi giới thiệu
sách hôm nay thư viện nhà trường xin giới thiệu tới thầy (cô) cuốn sách: “Cân
bằng cảm xúc: Mọi lúc, mọi nơi” tác giả Lam Hồng (biên soạn) của nhà xuất
bản Dân Trí. Ấn hành năm 2022; khổ sách: 17*23 cm; dày 87 trang.
Cảm xúc là gì? Ai cũng có cảm xúc nhưng không
phải ai cũng định nghĩa được cảm xúc là gì. Cảm xúc chi phối cuộc sống hằng
ngày của chúng ta. Cảm xúc là phản ứng, là sự rung động của còn người trước tác
động của yếu tố ngoại cảnh.
Cảm
xúc có hai thái cực là cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. Cảm xúc của bạn
lúc này là gì vậy? Là bạn đang vui vẻ nên muốn đọc sách và bạn mở cuốn sách này
ra hay là bạn đang háo hức tìm kiếm tri thức và bạn muốn thử đọc cuốn sách này?
Hay là bạn đang buồn bực, bức xúc vì điều gì đó, muốn giải tỏa căng thẳng rồi bỗng
dưng thấy tò mò với cuốn sách này...Bất kể bạn đang có cảm xúc gì thì đọc sách
luôn là điều rất nên làm và cuốn sách này, chúng ta cùng nhìn lại tên của nó một
lần nữa nhé: “Cân bằng cảm xúc: Mọi lúc, mọi nơi” đấy chính là lý do của câu
hỏi ở đầu trang này đấy.
Trước
khi lật tiếp những trang sau của cuốn sách, hãy “định vị” cảm xúc của bản thân
một chút nhé! Ít ra thì mình cũng phải hiểu bản thân chứ nhỉ, không hẳn chỉ là
lúc này, mà còn là rất nhiều tình huống, nhiều khả năng mà chúng ta đã – đang
và sẽ gặp phải trong cuộc sống. Bạn thường xuyên có cảm xúc như thế nào? Vui vẻ, lạc quan hay căng thẳng, mệt mỏi; thậm
chí, nhạt nhẽo chẳng có cảm giác gì?...
Cuốn
sách “Cân
bằng cảm xúc: Mọi lúc, mọi nơi” sẽ giúp cho chúng ta hiểu được những điều
mà trước nay bạn chưa rõ. Mỗi phần trong cuốn sách sẽ dẫn bạn đi từng bước, từng
bước một để bạn biết được từ những điều cơ bản nhất ban đầu “Cảm xúc là gì?” đến
cách thức để tự biết cân bằng cảm xúc của bản thân. Khi bạn đã hiểu được rằng tại
sao cảm xúc phải được cân bằng thì cũng là lúc bạn có thể suy nghĩ kỹ càng hơn
về bản thân mình và tìm ra những điều phù hợp từ cuốn sách này để áp dụng trong
thực tế.
Cuốn sách có trong thư viện
nhà trường với số đăng kí cá biệt TKST 182. Mời thầy (cô) đón đọc!